Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Cách Phòng Tránh Hăm Tã Cho Trẻ Mùa Đông Hiệu Quả Nhất

Cách Phòng Tránh Hăm Tã Cho Trẻ Mùa Đông Hiệu Quả Nhất Các Mẹ Cần Biết.

Cả mùa nóng lẫn mùa lạnh Bé đều có thể bị hăm Tã nếu mẹ không biết chăm sóc bé đúng cách.Bài viết sau sẽ hưỡng dẫn các mẹ chăm sóc bé một cách hiệu quả nhất để Bé yêu nhà bạn không còn hiện tượng hăm tã.

Mẹ nên chọn cho Bé yêu nhà mình loại Tã mềm mại,khô thoáng và an toàn.

Hiện nay đa số các mẹ có thói quen sử dụng các sản phẩm Tã Giấy.Tã Giấy trên thị trường có rất nhiều loại,nhiều thương hiệu khác nhau.Nhưng một điều mà các mẹ có thể không để ý tới,đó chính là khả năng thấm hút ở Tã giấy là rất tốt(do chứa các loại hóa chất thấm hút có trong Tã).Chính những hóa chất này,gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của Bé và là tác nhân chính gây ra hiện tượng Hăm tã ở trẻ nhỏ.
bim-vai-tot-cho-be

  •          Một sản phẩm mới có thể các mẹ chưa biết tới,rất an toàn và thoáng mát cho trẻ.Đó là sản phẩm Tã vải/Bỉm vải,vì sản phẩm này cũng mới xuất hiện trên thị trường Việt nam một vài năm trở lại đây.
  •          Tã vải đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển,sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên,với những chất liệu mềm mịn,chất liệu cotton,vải than tre hoạt tính..v.v…kiểu dáng đa dạng.Sản phẩm hoàn toàn có những ưu điểm vượt trội hơn Tã giây.
  •          Tã vải thực sự mềm mại, thoáng khí, giúp da bé luôn khô ráo một cách hoàn toàn tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng hăm tã.Tã vải có nhiều nút điều chỉnh eo và chân để bé thoải mái vận động mà không lo bị các vết hằn đỏ trên da.
  •        Các mẹ có thể dùng cho bé các thương hiệu Tã vải/Bỉm vải đã có uy tín thương hiệu trên thị trường Việt Nam hiện nay như: Bambi mio,...

Các mẹ lưu ý không mặc tã, bỉm cho bé quá chật

  •          Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng mặc tã, bỉm cho chật thì tã, bỉm sẽ không bị xô lệch khi bé vui chơi hay lật trở mình lúc ngủ.
  •          Thêm vào đó, mẹ còn mặc cho bé nhiều quần áo để giữ ấm cơ thể bé vào mùa lạnh.
  •          Chính cách làm này lại khiến bé nhà bạn dễ bị hăm tã vì làn da bé cũng như vùng quấn tã luôn bức bí cả ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  •          Vì thế, mẹ hãy cho bé mặc tã, bỉm có kích thước phù hợp, ôm vừa vặn cơ thể bé và có độ co giãn tốt, giúp bé thoải mái vận động, vặn vẹo khi ngủ mà không lo xô lệch tã


ta-vai-mem-mai


Mẹ nhớ thay tã thường xuyên cho bé

  •          Khi Bé mặc tã quá lâu, các chất thải, vi khuẩn trong phân, nước tiểu sẽ ngấm vào da bé và tạo điều kiện cho tình trạng hăm tã phát triển.
  •          Do đó, mẹ nhớ thay tã cho bé sau mỗi lần bé đi đại tiện, giúp da bé luôn sạch sẽ, khô ráo; còn nếu bé đi tè thì mẹ nên thay tã bỉm sau 2-3 giờ để bé không thấy khó chịu khi mang tã nặng nước tiểu.
  •          Lúc thay tã cho bé, mẹ cũng nhớ thay nhanh để bé không bị nhiễm lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

bim-vai-cho-be

Vệ sinh sạch sẽ cho bé khi thay tã

  •          Nhiều phụ huynh vì vội vàng, vì sợ con lạnh nên khi thay tã cho con thường không chú ý vệ sinh sạch sẽ và vội vã mặc tã cho bé khi chưa lau khô nước trên da. Làn da bé ẩm ướt, lại chưa được lau rửa sạch sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và tình trạng hăm tã phát triển.
  •         Khi thay tã cho con, mẹ phải rửa tay thật sạch, dùng nước ấm lau rửa sạch sẽ phân và nước tiểu dính vào da bé. Mẹ nhớ lau rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới đến hậu môn để vi khuẩn không lây ngược từ hậu môn vào bộ phận sinh dục.
  •          Ngoài ra, mẹ cũng nhớ lau sạch nhưng phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.


ta-vai-chat-luong

Trị hăm tã cho bé ngay khi mới có dấu hiệu

  •          Trong mùa đông, bé cũng có nguy cơ bị Hăm tã rất cao nên mẹ cần lưu ý phát hiện những dấu hiệu của hăm tã ngay từ đầu để điều trị kịp thời.
  •         Khi thấy da bé yêu bị ửng đỏ, căng da, mẹ nên chủ động phòng tránh hăm tã ngay cho con yêu bằng cách sử dụng các loại kem chống hăm theo chỉ định của bác sĩ.        
  • Ngoài ra mẹ có thể đun lá trà xanh, lấy nước để rửa vùng da hăm cho bé. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng khi tình trạng hăm tã nhẹ, nếu nặng hơn mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.


cac-mau-ta-vai
Các mẫu mã cục style cho bé yêu nhà bạn của thương hiệu Bambi mio.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh



Một số cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu và triệu chứng

• Da bị mẩn đỏ
• Hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi và mông
• Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường khác
• Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi bạn thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé
Các trường hợp bị nặng có thể gây đau đớn cho bé và xuất hiện các vết loét.


Hăm da có phổ biến?

Hăm da rất phổ biến. Tất cả trẻ em đều bị một dạng hăm da nào đó một vài lần. Một số trẻ em phải nhập viện vì bị mẩn đỏ. Các yếu tố khác dẫn đến hăm da là da thường liên tục bị ẩm ướt hoặc thay tã không thường xuyên, bị tiêu chảy và sử dụng loại quần chứa nhiều chất ni lông để mặc ngoài tã.
• Nhiều trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 15 tháng tuổi bị hăm da
• Hăm da thường gặp nhất ở trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi
• Hăm da thường dễ xuất hiện hơn ở các bé đi tiêu tiểu nhiều, đặc biệt là bé ngủ suốt đêm mà không được thay tã
• Hăm da thường xuất hiện ở những trẻ bắt đầu ăn thức ăn cứng
• Hăm da dễ thường dễ thấy ở những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh
• Trẻ cũng thường bị hăm da khi mẹ bé đang dùng thuốc kháng sinh
• Trẻ có làn da đang ở trong tình trạng nhạy cảm như bị chàm bội nhiễm thường dễ bị hăm da hơn.

Điều trị bằng cách nào?

Cho bé mặc các loại tã lót thoáng mát,không có chứa các hóa chất thấm hút như Bỉm vải,Tã vải thay vì Tã Giấy,Bỉm Giấy
• Nếu bạn đang cho bé dùng loại khăn lau chỉ sử dụng 1 lần và bé bị mẩn đỏ, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của một nhà sản xuất khác hoặc là ngưng sử dụng loại sản phẩm này.
Dùng nước sạch để vệ sinh cho bé là tốt nhất.
• Một số sản phẩm có thể gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu bạn đang dùng bột giặt, chất tẩy mạnh hoặc nước xả vải, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của nhà sản xuất khác hoặc ngưng sử dụng các loại sản phẩm này.
• Thoa thuốc mỡ hoặc dầu lên mông bé. Cách làm này giúp bảo vệ da bé. Thoa cho bé sau mỗi lần thay tã.
• Bạn có thể đổi loại tã cho bé từ Tã Giấy qua Tã Vải,Bỉm Vải hiện đại vì những sản phẩm này ko gây kích ứng da cho bé vì không chứa những hóa chất thấm hút độc hại.

Có thể đề phòng hăm da không?

• Giữ vùng da mặc tã khô và sạch. Thường xuyên thay tã cho bé. Trẻ em thường dùng 8-10 tã trong vòng 1 ngày(các mẹ nên chuyển qua các loại Tã Vải,Bỉm Vải để tiết kiệm vì có thể tái sử dụng).
• Tránh sử dụng các loại khăn lau sử dụng 1 lần. Chúng có thể gây kích ứng hoặc khô da bé. Rửa vùng da mang tã của bé bằng nước sạch sau mỗi lần thay tã. Vỗ nhẹ vào da bé để làm sạch. Không được chà mạnh vào da.
• Tránh dùng các loại xà phòng mạnh. Các loại xà phòng dịu nhẹ là tốt nhất. Dùng xà phòng 1 lần mỗi ngày là đủ
• Tránh cho bé mặc các loại quần chứa nilong. Chúng làm cho vùng da mang tã của bé không đủ thoáng để tiếp xúc với không khí,nên dung những chất liệu thoáng mát như cotton…
• Tránh mang các loại tã quá chật cho bé, vì chúng có thể chà mạnh lên da bé

Hăm da sẽ khỏi trong bao lâu?

• Các trường hợp hăm da nhẹ có thể tự khỏi sau 3-4 ngày
• Một số trường hợp hăm sẽ bớt sau vài ngày, và phải điều trị
• Hăm da có thể hết hẳn trong một vài tuần lễ

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, hăm da rất dễ điều trị và sẽ bớt trong vài ngày sau khi đã được điều trị tại nhà. Nếu như những biện pháp điều trị thông thường như thường xuyên thay tã và thoa thuốc mỡ sau vài ngày vẫn không bớt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong một số trương hợp, hăm tã có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phái sinh, đòi hỏi phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện nếu vết hăm trở nên trầm trọng hơn dù đã được chữa trị tại nhà nếu tình trạng hăm xảy ra cùng với các triệu chứng sau đây:
• Sốt
• Phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da hăm
• Chảy máu
• Vùng da chai cứng
• Các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ sò
• Mưng mủ hoặc chảy mủ

Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng tã giấy (bỉm) hoặc việc vệ sinh không đúng cách là những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.



bim-vai



Chữa hăm ở trẻ sơ sinh là một vấn đề không khó nhưng các mẹ cần chú ý.

·         Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.(trung bình 8 đến 10 lần)
·          Hãy vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ.
·         Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ
·         Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót
·         Mẹ nên  sử dụng các loại tã thoáng mát,chất liệu tự nhiên,an toàn như các loại Tã vải,Bỉm vải hiện đại.
·         Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ,
·         Hăm tã ở trẻ thường xuất hiện do nhiễm trùng bởi nấm men, và có thể điều trị tại nhà bằng một vài loại thuốc kháng nấm để bôi cho trẻ quanh khu vực mặc tã. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt và những nốt phát ban (vùng da bị đỏ) không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các Bác sỹ.


 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates