Social Icons

Pages

Featured Posts

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Hiện tượng Hăm Tã ở Trẻ Nhỏ

Hiện tượng Hăm Tã ở trẻ nhỏ và Cách phòng tránh.

hien-tuong-ham-ta

  • Da của trẻ rất mong manh, dễ mắc các bệnh như rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm vào những năm đầu đời. Nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu và đặc biệt là hiện tượng hăm tã ở trẻ nhỏ.
  • Vì vậy việc chăm sóc da,giữ vệ sinh cho trẻ không hề đơn giản, đòi hỏi người mẹ phải quan sát, theo dõi hằng ngày.
  • Theo BS CKII Nguyễn Thị Hạnh Lê (Phó giám đốc BV Nhi Đồng 2): hiện tượng hăm tã ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã (mông, đùi trên, bụng dưới). Da vùng quấn tã có biểu hiện cấp tính như: các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy.
  • Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt… và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Hãy cẩn thận với Tã giấy

Tã Giấy là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm tã ở trẻ nhỏ


  • Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy nhanh và tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều.
  • Các bà mẹ nên cẩn trọng khi mua chọn tã giấy an toàn cho trẻ vì thị trường hiện có bán nhiều loại tã giấy,chất lượng không được kiểm chứng nên không hề tốt cho da trẻ nhỏ. Một số loại tã có uy tín trên thị trường cũng có chứa những hóa chất thấm hút ko tốt cho trẻ,chưa kể đến những sản phẩm bị nhái vô cùng độc hại cho nàn da của trẻ,có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Các bà mẹ nên chuyển sang dùng các sản phẩm tã,bỉm an toàn cho bé như hơn như Tã Vải,Bỉm vải hiện đại,đây là sản phẩm rất được ưa chuộng ở Châu Âu cũng như trên toàn thế giới,sản phẩm này cũng đã có mặt trên thị trường việt nam một vài năm gần đây.Sản phẩm hoàn toàn tự nhiện,không chứa các hóa chất thấm hút độc hại như Tã giấy.Đây là sản phẩm mới,với nhiều ưu điểm so với Tã giấy đặc biệt là an toàn,thoáng mát và tiết kiệm hơn nhiều so với Tã Giấy.
  • Ngoài ra, hăm tã cũng xuất phát từ việc cha mẹ thiếu kỹ năng chăm sóc trẻ: mặc tã cho trẻ quá chật, ít thay tã làm ảnh hưởng đến làn da còn nhạy cảm; khiến tích tụ chất dơ trong kẽ da, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm phát triểng. Nồng độ pH của nước tiểu để lâu cũng dễ làm nhiễm trùng da, gây kích ứng da, nhiễm trùng tiểu và thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.Đó là những nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm tã ở trẻ nhỏ.


Phòng tránh hăm tã

Hãy cùng tham khảo ý kiến của B.s để phòng tránh hiện tượng hăm tã ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh bệnh ngoài da và hăm tã cho trẻ, BS. Hạnh Lê khuyên các bà mẹ lưu ý:


  • Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi đại tiện, tiểu tiện; phải dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ .
  • Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, các kẽ đùi… của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ.
  • Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ.

     
ta_vai_hien_dai_bambimio
                                                                                                                                                                                                                              
                                                                                                                          Nguồn: Báo phụ nữ

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Chống hăm cho bé trong mùa hè

Mẹ cần lưu ý để chống hăm cho trẻ trong mùa Hè

Mùa hè đến, với nắng gắt đầu hè cùng thời tiết nóng ẩm dễ khiến nhiều trẻ bị hăm tã, nhất là với các bé có làn da nhạy cảm. Tuy không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động vui chơi và sức khỏe của trẻ,gây cho trẻ những vết đỏ,sự ngứa ngáy khó chịu, có thể dẫn đến chứng biếng ăn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

chong-ham-cho-be-mua-he
Chị Nguyễn Thanh Hương, sống ở quận Đống Đa_Hà Nội vừa phải "cầu viện" bác sĩ bởi mấy đốm đỏ do hăm tã của bé Bi  ngày càng lan rộng và nổi cả bóng nước. Mặc dù Chị đã cẩn thận chọn loại tã cao cấp  cho bé vì nghĩ độ thấm hút tốt sẽ giúp bảo vệ da bé, chu đáo thoa phấn rôm sau mỗi lần tắm xong nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng này.
Tuy nhiên, bác sĩ cho biết: do chị ỷ lại tã tốt, không thay tã cho bé thường xuyên cho nên mới bị bị như vậy. Việc thoa phấn rôm chỉ tạo cảm giác khô thoáng, còn khi kết hợp với mồ hôi tiết ra do thời tiết nóng ẩm thì càng khiến da bé khó "thở" hơn.
Đó là một ví dụ điển hình mà các bậc cha mẹ chưa sử dụng đúng cách các loại Tã/Bỉm nên gây ra hiện tượng hăm tã cho trẻ.

chong-ham-cho-be-mua-he

Sử dụng loại Tã chống hăm cho bé

Rất nhiều các  chia sẻ của nhiều bà mẹ trên các diễn đàn, khi bé bị hăm tã, điều cốt yếu là khâu vệ sinh cho trẻ,và sử dụng loại Tã/bỉm không an toàn cho trẻ.
Tã giấy với ưu điểm thấm hút và tiện dụng,nhanh gọn nhưng lại chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.Nguyên nhân chủ yếu là do Tã giấy(dù loại cao cấp nhất) chứa hóa chất thấm hút,chỉ cần mẹ thay tã chậm,dẫn đến các hóa chất trên cùng với nước tiểu sẽ gây nên hiện tượng hăm tã.

hoa-chat-trong-ta-giay

Ngày này ở các nước phát triển,sản phẩm Tã vải đang được ưa chuộng hơn do hoàn toàn tự nhiên,chất liệu mềm mại,thân thiện với môi trường(do tái sử dụng được). Đây cũng là một biện pháp chống hăm cho bé trong mùa hè rất hữu hiệu.
Chỉ sử dụng tã giấy khi thực sự cần thiết,không nên dung thường xuyên(đi du lịch,vui chơi),còn lại hàng ngày chúng ta nên sử dụng Tã vải thay thế,vừa an toàn cho bé,vừa tiết kiệm cho mẹ.(sản phẩm này tái sử dụng bằng cách giặt thông thường như quần áo).
ta-vai-chong-ham

Một số phương pháp kết hợp khác để trị hăm

Ngoài ra mẹ cần lưu ý vấn đề vệ sinh cho trẻ đúng cách,Thay tã ngay khi bé ị,sau khi tắm nên rửa sạch,lau khô vùng bẹn và bộ phận sinh dục.Có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ bôi để chống hăm tăng cường trị hăm cho trẻ.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Mẹ đã biết chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách ?


Khi chào đời, do cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt nên sức đề kháng kém, không dễ thích nghi được với môi trường bên ngoài. Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết oi nóng của mùa hè là điều kiện để một số bệnh bùng phát mạnh, nhất là đối với các bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ như rôm sảy, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…. Vì vậy, chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè như thế nào cho đúng và an toàn nhất là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm. Dưới đây là các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần phải biết.

bim-vai-cho-be

I. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè không đơn giản

  • Bé sinh ra vào mùa hè ít nguy cơ cảm lạnh. Song, thay vào đó là hàng loạt những loại bệnh rất dễ gặp vào mùa hè. Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đòi hỏi mẹ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng, cẩn thận và vệ sinh nhất là trong cái nóng oi ả của mùa hè.
  • Từ xa xưa, người ta thường chăm sóc trẻ sơ sinh theo kiểu “kinh nghiệm dân gian” truyền miệng. Tuy nhiên bằng sự phát triển của y học và khoa học công nghệ ngày nay đã cho biết: mỗi trẻ sơ sinhcó sức đề kháng khác nhau, cơ địa khác nhau nên cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Có rất nhiều cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết


bim-vai-tot-cho-be

II. Các cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

1. Nuôi con bằng sữa mẹ.

  • Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, chứa nhiều kháng thể giúp cơ thể trẻ chống lại sự nhiễm trùng của các bệnh mùa hè, đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ. 
  • Bên cạnh đó các loại sữa khác trên thị trường trong lúc pha chế, bảo quản dễ bị vi khuẩn xâm nhập trong điều kiện thời tiết mùa hè nóng bức nên không đảm bảo vệ sinh phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh.

2. Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên.

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè điều quan trọng nhất là kiểm tra thân nhiệt cho bé. Khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu.
  •  Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao có thể làm thân nhiệt của bé tăng theo. Vì vậy, mẹ luôn phải kiểm tra để đảm bảo thân nhiệt của bé. 
  • Luôn giữ cho phòng thoáng khí. Nếu có thể, giữ nhiệt độ phòng ở nhiệt độ tối thiểu là 25-26 độ. Nhiệt độ này giúp bé hồi phục thân nhiệt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.



3. Tắm cho bé.

  • Việc vệ sinh thân thể cho bé vào mùa hè là hết sức quan trọng. Tốt nhất bạn nên tắm cho bé mỗi ngày khi hè đến, khác với cách tắm cho bé mùa đông.
  •  Phải luôn chắc rằng bạn chuẩn bị đủ mọi thứ bạn cần gần tầm tay trước khi bắt đầu tắm cho bé – khăn tắm, tã lót và quần áo sạch. 
  • Nên giữ nước ấm nhưng không nóng, kiểm tra bằng cổ tay hoặc khuỷu tay. Trong khi tắm, cần đảm bảo rằng đầu bé luôn được nâng đỡ.
  •  Không bao giờ để bé một mình khi tắm dù chỉ một giây. Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng nâng bé ra và vỗ nhẹ cho da khô, đặc biệt là các chỗ da bị nhăn.
  •  Việc đó dễ làm nhất khi cho bé nằm, và đó cũng là lúc lý tưởng để bôi kem hay phấn lên da bé.
  • Bạn cũng nên chăm sóc sạch da cho bé bằng cách lau mồ hôi thường xuyên, nếu quần áo bé bị ướt mồ hôi bạn cần thay quần áo khác cho bé, tránh để mồ hôi gây cảm lạnh. Chọn kiểu quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi.
  • Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hằng ngày giúp bé tránh được cácbệnh mùa hè về da như rôm sẩy, mụn nước, hămkẽ, thủy đậu, cầu khuẩn… Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ giúp bé thoải mái, dễ chịu và ngoan hơn.

4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể..

  • Việc bé ra mồ hôi vào mùa hè là không thể tránh khỏi. Để bù lại số nước đã mất cho bé do toát mồ hôi bạn nên cho bé bú để tránh tình trạng mất nước. 
  • Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống thêm nước lọc, nước sôi để nguội để bé đỡ khát nước.


bim-vai-chat-luong

5. Bảo vệ trẻ khỏi ánh nắng.

  • Mùa hè ánh nắng nóng và gay gắt, vì vậy việc chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè khi ra ngoài trời càng cần phải chú ý. 
  • Làn da của trẻ sơ sinh thường mềm mại, ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Vì thế, khi đưa bé ra ngoài, bạn cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải hoặc khăn mỏng trên miếng chắn nắng để bé được mát hơn.

6.Các mẹ lưu ý về vấn đề sử dụng Tã,Bỉm cho bé

  • Mẹ nên chọn cho bé những loại Tã /bỉm thoáng mát,chất lượng tốt,không chứ những hóa chất thấm hút độc hại.Sử dụng Tã vải,Bỉm vải cho bé hiện nay đang được nhiều mẹ tin dùng.
  • Tã vải/Bỉm vải với nguồn gốc tự nhiên (từ vải) không chứa các hóa chất thấm hút.Với đặc tính an toàn,mềm mại và khô thoáng,đây đang là một sản phẩm các bà mẹ Việt Nam tin dùng. 


Nguồn: Bekhoemevui.vn

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Cách Phòng Tránh Hăm Tã Cho Trẻ Mùa Đông Hiệu Quả Nhất

Cách Phòng Tránh Hăm Tã Cho Trẻ Mùa Đông Hiệu Quả Nhất Các Mẹ Cần Biết.

Cả mùa nóng lẫn mùa lạnh Bé đều có thể bị hăm Tã nếu mẹ không biết chăm sóc bé đúng cách.Bài viết sau sẽ hưỡng dẫn các mẹ chăm sóc bé một cách hiệu quả nhất để Bé yêu nhà bạn không còn hiện tượng hăm tã.

Mẹ nên chọn cho Bé yêu nhà mình loại Tã mềm mại,khô thoáng và an toàn.

Hiện nay đa số các mẹ có thói quen sử dụng các sản phẩm Tã Giấy.Tã Giấy trên thị trường có rất nhiều loại,nhiều thương hiệu khác nhau.Nhưng một điều mà các mẹ có thể không để ý tới,đó chính là khả năng thấm hút ở Tã giấy là rất tốt(do chứa các loại hóa chất thấm hút có trong Tã).Chính những hóa chất này,gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của Bé và là tác nhân chính gây ra hiện tượng Hăm tã ở trẻ nhỏ.
bim-vai-tot-cho-be

  •          Một sản phẩm mới có thể các mẹ chưa biết tới,rất an toàn và thoáng mát cho trẻ.Đó là sản phẩm Tã vải/Bỉm vải,vì sản phẩm này cũng mới xuất hiện trên thị trường Việt nam một vài năm trở lại đây.
  •          Tã vải đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển,sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên,với những chất liệu mềm mịn,chất liệu cotton,vải than tre hoạt tính..v.v…kiểu dáng đa dạng.Sản phẩm hoàn toàn có những ưu điểm vượt trội hơn Tã giây.
  •          Tã vải thực sự mềm mại, thoáng khí, giúp da bé luôn khô ráo một cách hoàn toàn tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng hăm tã.Tã vải có nhiều nút điều chỉnh eo và chân để bé thoải mái vận động mà không lo bị các vết hằn đỏ trên da.
  •        Các mẹ có thể dùng cho bé các thương hiệu Tã vải/Bỉm vải đã có uy tín thương hiệu trên thị trường Việt Nam hiện nay như: Bambi mio,...

Các mẹ lưu ý không mặc tã, bỉm cho bé quá chật

  •          Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng mặc tã, bỉm cho chật thì tã, bỉm sẽ không bị xô lệch khi bé vui chơi hay lật trở mình lúc ngủ.
  •          Thêm vào đó, mẹ còn mặc cho bé nhiều quần áo để giữ ấm cơ thể bé vào mùa lạnh.
  •          Chính cách làm này lại khiến bé nhà bạn dễ bị hăm tã vì làn da bé cũng như vùng quấn tã luôn bức bí cả ngày, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  •          Vì thế, mẹ hãy cho bé mặc tã, bỉm có kích thước phù hợp, ôm vừa vặn cơ thể bé và có độ co giãn tốt, giúp bé thoải mái vận động, vặn vẹo khi ngủ mà không lo xô lệch tã


ta-vai-mem-mai


Mẹ nhớ thay tã thường xuyên cho bé

  •          Khi Bé mặc tã quá lâu, các chất thải, vi khuẩn trong phân, nước tiểu sẽ ngấm vào da bé và tạo điều kiện cho tình trạng hăm tã phát triển.
  •          Do đó, mẹ nhớ thay tã cho bé sau mỗi lần bé đi đại tiện, giúp da bé luôn sạch sẽ, khô ráo; còn nếu bé đi tè thì mẹ nên thay tã bỉm sau 2-3 giờ để bé không thấy khó chịu khi mang tã nặng nước tiểu.
  •          Lúc thay tã cho bé, mẹ cũng nhớ thay nhanh để bé không bị nhiễm lạnh nhưng vẫn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

bim-vai-cho-be

Vệ sinh sạch sẽ cho bé khi thay tã

  •          Nhiều phụ huynh vì vội vàng, vì sợ con lạnh nên khi thay tã cho con thường không chú ý vệ sinh sạch sẽ và vội vã mặc tã cho bé khi chưa lau khô nước trên da. Làn da bé ẩm ướt, lại chưa được lau rửa sạch sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi và tình trạng hăm tã phát triển.
  •         Khi thay tã cho con, mẹ phải rửa tay thật sạch, dùng nước ấm lau rửa sạch sẽ phân và nước tiểu dính vào da bé. Mẹ nhớ lau rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới đến hậu môn để vi khuẩn không lây ngược từ hậu môn vào bộ phận sinh dục.
  •          Ngoài ra, mẹ cũng nhớ lau sạch nhưng phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.


ta-vai-chat-luong

Trị hăm tã cho bé ngay khi mới có dấu hiệu

  •          Trong mùa đông, bé cũng có nguy cơ bị Hăm tã rất cao nên mẹ cần lưu ý phát hiện những dấu hiệu của hăm tã ngay từ đầu để điều trị kịp thời.
  •         Khi thấy da bé yêu bị ửng đỏ, căng da, mẹ nên chủ động phòng tránh hăm tã ngay cho con yêu bằng cách sử dụng các loại kem chống hăm theo chỉ định của bác sĩ.        
  • Ngoài ra mẹ có thể đun lá trà xanh, lấy nước để rửa vùng da hăm cho bé. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng khi tình trạng hăm tã nhẹ, nếu nặng hơn mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.


cac-mau-ta-vai
Các mẫu mã cục style cho bé yêu nhà bạn của thương hiệu Bambi mio.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh



Một số cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu và triệu chứng

• Da bị mẩn đỏ
• Hăm thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục và trong các kẽ da ở đùi và mông
• Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da bình thường khác
• Bé có thể khó chịu, đặc biệt là khi bạn thay tã hoặc lau vùng mặc tã cho bé
Các trường hợp bị nặng có thể gây đau đớn cho bé và xuất hiện các vết loét.


Hăm da có phổ biến?

Hăm da rất phổ biến. Tất cả trẻ em đều bị một dạng hăm da nào đó một vài lần. Một số trẻ em phải nhập viện vì bị mẩn đỏ. Các yếu tố khác dẫn đến hăm da là da thường liên tục bị ẩm ướt hoặc thay tã không thường xuyên, bị tiêu chảy và sử dụng loại quần chứa nhiều chất ni lông để mặc ngoài tã.
• Nhiều trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 15 tháng tuổi bị hăm da
• Hăm da thường gặp nhất ở trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi
• Hăm da thường dễ xuất hiện hơn ở các bé đi tiêu tiểu nhiều, đặc biệt là bé ngủ suốt đêm mà không được thay tã
• Hăm da thường xuất hiện ở những trẻ bắt đầu ăn thức ăn cứng
• Hăm da dễ thường dễ thấy ở những trẻ đang dùng thuốc kháng sinh
• Trẻ cũng thường bị hăm da khi mẹ bé đang dùng thuốc kháng sinh
• Trẻ có làn da đang ở trong tình trạng nhạy cảm như bị chàm bội nhiễm thường dễ bị hăm da hơn.

Điều trị bằng cách nào?

Cho bé mặc các loại tã lót thoáng mát,không có chứa các hóa chất thấm hút như Bỉm vải,Tã vải thay vì Tã Giấy,Bỉm Giấy
• Nếu bạn đang cho bé dùng loại khăn lau chỉ sử dụng 1 lần và bé bị mẩn đỏ, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của một nhà sản xuất khác hoặc là ngưng sử dụng loại sản phẩm này.
Dùng nước sạch để vệ sinh cho bé là tốt nhất.
• Một số sản phẩm có thể gây kích ứng làn da non nớt của bé. Nếu bạn đang dùng bột giặt, chất tẩy mạnh hoặc nước xả vải, bạn nên chuyển sang dùng sản phẩm của nhà sản xuất khác hoặc ngưng sử dụng các loại sản phẩm này.
• Thoa thuốc mỡ hoặc dầu lên mông bé. Cách làm này giúp bảo vệ da bé. Thoa cho bé sau mỗi lần thay tã.
• Bạn có thể đổi loại tã cho bé từ Tã Giấy qua Tã Vải,Bỉm Vải hiện đại vì những sản phẩm này ko gây kích ứng da cho bé vì không chứa những hóa chất thấm hút độc hại.

Có thể đề phòng hăm da không?

• Giữ vùng da mặc tã khô và sạch. Thường xuyên thay tã cho bé. Trẻ em thường dùng 8-10 tã trong vòng 1 ngày(các mẹ nên chuyển qua các loại Tã Vải,Bỉm Vải để tiết kiệm vì có thể tái sử dụng).
• Tránh sử dụng các loại khăn lau sử dụng 1 lần. Chúng có thể gây kích ứng hoặc khô da bé. Rửa vùng da mang tã của bé bằng nước sạch sau mỗi lần thay tã. Vỗ nhẹ vào da bé để làm sạch. Không được chà mạnh vào da.
• Tránh dùng các loại xà phòng mạnh. Các loại xà phòng dịu nhẹ là tốt nhất. Dùng xà phòng 1 lần mỗi ngày là đủ
• Tránh cho bé mặc các loại quần chứa nilong. Chúng làm cho vùng da mang tã của bé không đủ thoáng để tiếp xúc với không khí,nên dung những chất liệu thoáng mát như cotton…
• Tránh mang các loại tã quá chật cho bé, vì chúng có thể chà mạnh lên da bé

Hăm da sẽ khỏi trong bao lâu?

• Các trường hợp hăm da nhẹ có thể tự khỏi sau 3-4 ngày
• Một số trường hợp hăm sẽ bớt sau vài ngày, và phải điều trị
• Hăm da có thể hết hẳn trong một vài tuần lễ

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, hăm da rất dễ điều trị và sẽ bớt trong vài ngày sau khi đã được điều trị tại nhà. Nếu như những biện pháp điều trị thông thường như thường xuyên thay tã và thoa thuốc mỡ sau vài ngày vẫn không bớt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong một số trương hợp, hăm tã có thể dẫn đến nhiễm khuẩn phái sinh, đòi hỏi phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên đưa bé đến khám tại bệnh viện nếu vết hăm trở nên trầm trọng hơn dù đã được chữa trị tại nhà nếu tình trạng hăm xảy ra cùng với các triệu chứng sau đây:
• Sốt
• Phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da hăm
• Chảy máu
• Vùng da chai cứng
• Các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ sò
• Mưng mủ hoặc chảy mủ

Cách tốt nhất để điều trị hăm tã cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, việc sử dụng tã giấy (bỉm) hoặc việc vệ sinh không đúng cách là những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ.



bim-vai



Chữa hăm ở trẻ sơ sinh là một vấn đề không khó nhưng các mẹ cần chú ý.

·         Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm.(trung bình 8 đến 10 lần)
·          Hãy vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ.
·         Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ
·         Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành một lớp màng bảo vệ da cho trẻ sau mỗi lần thay tã lót
·         Mẹ nên  sử dụng các loại tã thoáng mát,chất liệu tự nhiên,an toàn như các loại Tã vải,Bỉm vải hiện đại.
·         Khi thời tiết ấm áp, bạn có thể để bé chơi ở trong căn phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ,
·         Hăm tã ở trẻ thường xuất hiện do nhiễm trùng bởi nấm men, và có thể điều trị tại nhà bằng một vài loại thuốc kháng nấm để bôi cho trẻ quanh khu vực mặc tã. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị sốt và những nốt phát ban (vùng da bị đỏ) không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì cha mẹ nên nhờ tới sự giúp đỡ của các Bác sỹ.


 

Sample text

Sample Text

Sample Text

 
Blogger Templates